Quả là xem cải lương trên màn ảnh rộng có cái “đã” riêng,ênđịnhkiếptiềnduyê789bet và biết đâu sẽ mở ra một hướng mới cho loại hình nghệ thuật này.
Phương Thảo và Nguyễn Quyên đã tự bỏ vốn đầu tư cho bộ phim Thiên định kiếp tiền duyên (chuyển thể cải lương: Nguyễn Quang Nhã, tổng đạo diễn: nghệ sĩ Chí Linh), lấy ý tưởng từ phim Tây du ký,đoạn Tam Tạng lọt vào Tây Lương Nữ quốc gặp vương nữ và bọ cạp tinh. Đoạn này có nhiều kịch tính lẫn tâm lý rất đời, rất nhân văn, nên nội dung tác phẩm thật đầy đặn.
Phương Thảo vai Nữ vương, Xuân Trúc vai Tam Tạng |
NSCC |
Phương Thảo nói: “Từ nhỏ tôi đã mê Tây du ký, lại nghe bà ngoại và má cứ mở radio hát cải lương suốt ngày, nên mê luôn cải lương. Lớn lên, tôi theo kinh doanh, nhưng vẫn tham gia học hát, học diễn với các nghệ sĩ đàn anh đàn chị. Thôi thì, mình thử một lần sống với mơ ước của mình xem sao, chứ không dám nói là bước chân vào showbiz”. Nguyễn Quyên cũng tương tự như thế, theo kinh doanh, nhưng yêu cải lương nên học ca, học diễn, bỏ ống heo để cùng Phương Thảo thực hiện ước mơ.
Thật sự xem hết 90 phút, mọi người ngạc nhiên vì Phương Thảo (vai Nữ vương), Nguyễn Quyên (vai Bọ cạp tinh) ca và diễn đều chuyên nghiệp, bên cạnh những nghệ sĩ chuyên nghiệp khác như Xuân Trúc (vai Đường Tam Tạng), Chí Bảo (Mão Nhật Tinh Quân), Hoài Nhung (Quan Âm Bồ Tát), Bảo Bảo (Trư Bát Giới), Nguyễn Phúc (Tôn Ngộ Không), Thành Thuận (Sa Tăng). Đạo diễn Chí Linh là một nghệ sĩ kỳ cựu của tuồng cổ, kiêm luôn “ông bầu” của nhóm Chí Linh - Vân Hà biểu diễn thường xuyên tại các rạp, nên đã lèo lái Thiên định kiếp tiền duyênmột cách đáng nể. Ông nói: “Tất nhiên lần này Thảo và Quyên phải học thêm rất nhiều trong ca diễn, nhưng hai cô đã tận lực, chăm chỉ đến mức cảm động, và thông minh nữa, hướng dẫn tới đâu là làm được ngay. Đoàn phim vất vả vô cùng so với diễn cải lương trên sân khấu, vì phải lên Đà Lạt quay, trèo đèo, lội suối, trang phục tuồng cổ lại lùm xùm, tới nơi đã là một kỳ công”.
Nguyễn Quyên vai Bọ cạp tinh |
NSCC |
Đúng là kết quả không phụ sự vất vả đó, khi lên phim hình ảnh rất đẹp. Từ trang phục rực rỡ cho tới hóa trang nhân vật, kỹ xảo điện ảnh… đều khiến khán giả thích thú. Nội dung câu chuyện hấp dẫn, sinh động, lại đầy chất nhân văn trong những câu vọng cổ, trong những bài bản, nói lên được nỗi niềm của những nhân vật như Nữ vương, Tam Tạng, vẫn chưa thoát khỏi vòng lục dục, vẫn còn biết rung cảm, yêu thương, nhưng vẫn biết chế ngự để hướng tới lý tưởng cao đẹp. Không có sự lên gân, mà thấy chất yêu thương, thông cảm, rất gần gũi cuộc đời, thuyết phục người ta dễ hơn. Bên cạnh đó, hệ thống âm thanh chất lượng của rạp chiếu phim đã khiến từng lời ca, tiếng đàn của cải lương tuyệt vời hơn rất nhiều, nghe mà “đã lỗ tai”, thỏa mãn dân mê cải lương.
Điểm nhấn mạnh nhất chính là hình ảnh của Đường Tam Tạng. Đạo diễn đã chọn nghệ sĩ Xuân Trúc, đúng là một ứng cử viên tuyệt vời. Với tài hóa trang khéo léo kết hợp với đường nét gương mặt của Xuân Trúc cơ bản đã đẹp một cách thiện lành, nên Tam Tạng đã xuất hiện đúng với lòng mong mỏi và trí tưởng tượng của khán giả. Thật ra, khán giả từng có ký ức sâu đậm với nhân vật Tam Tạng trong phim Tây du ký, thì ê kíp làm phim càng bị áp lực. Tìm diễn viên đẹp, không thiếu, nhưng phải đẹp một cách chân tu, hóa ra Xuân Trúc đã đáp ứng được. Anh lại có giọng hát trầm ấm, ngọt ngào, nghe rất rung động. Vũ đạo của Xuân Trúc thì khỏi nói, anh là một nghệ sĩ giỏi của tuồng cổ. Nhưng nhân vật Tam Tạng không cần nhiều vũ đạo, Xuân Trúc chỉ diễn phong thái trang nghiêm, lịch lãm của Tam Tạng là đã chinh phục mọi người.
Nhiều người thật sự chưa từng xem cải lương trên màn ảnh rộng, nên xuýt xoa thú vị. Và họ đã đặt câu hỏi với nhà sản xuất liệu có thể tìm được một số buổi chiếu tại rạp phim để lớp trẻ thưởng thức, từ đó có thể mê cải lương. Một bữa tiệc hoành tráng, rực rỡ chắc chắn hiệu quả hơn xem trên kênh YouTube với màn hình nhỏ, màn hình điện thoại.