Không ngừng cố gắng
Ở tuổi 31,ườiphụnữvẽtranhbằngchânvàướcmơthànhhọasĩởtuổđội hình man city gặp newcastle chị Hoa vẫn nung nấu ước mơ thành họa sĩ chuyên nghiệp. Hiện chị Hoa sống với ba và 2 chị em gái trong con hẻm trên đường Tỉnh lộ 43 (P.Bình Chiểu, TP.Thủ Đức), mẹ đã mất cách đây 2 năm. Căn phòng của chị toàn tranh, bút cọ và màu.
Chị co người trong phòng nhỏ, miệt mài gắp cọ vẽ bằng chân. Chị Hoa vẽ sắp xong bức tranh 2 cô gái mặc áo bà ba chèo đò trên sông. Chị bảo mình rất thích vẽ tranh về chủ đề quê hương, đất nước. "Phong cảnh VN rất đẹp, tôi không có cơ hội được đến nhiều nơi, nên tôi thể hiện vẻ đẹp đó qua những bức tranh mình vẽ", chị bày tỏ.
Một chân lấy cọ, chân kia điều chỉnh lại cọ cho đúng cách. Chị thành thạo, thoăn thoắt bắt đầu kéo từng nét vẽ. Vì ngồi lâu, lại dùng cả 2 chân nên chị rất tốn sức, đổ mồ hôi nhưng gương mặt lúc nào cũng nở nụ cười. Ông Nguyễn Thanh Long (60 tuổi, ba chị) ghé vào phòng, nói: "Vẽ tranh là niềm hạnh phúc của Hoa. Mỗi khi được vẽ, nó cười rất nhiều".
Ông Long kể, gia đình ông trước kia khó khăn, quanh năm làm thuê kiếm sống. "Ngày ấy khi đưa vợ đi sinh thì mới phát hiện con gái bị dị tật, cơ thể phát triển không bình thường. Tôi buồn và thương lắm", ông tâm sự và nói tiếp: "Đến tuổi đi học, Hoa chỉ có thể ngóng theo những đứa trẻ khác đang tung tăng đến trường. Không biết bao nhiêu lần nó khóc và đòi đi học, nhưng hoàn cảnh và tình trạng của Hoa lúc đó không đi được, gia đình chỉ mong con khỏe hơn chút sẽ dạy chữ viết cho con".
Lớn lên, chị Hoa có một thời gian dài mặc cảm, tủi thân, nhưng chị nói mình được gia đình yêu thương, động viên, được nghe những câu chuyện tích cực như chuyện nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký, nên từng ngày chị càng khao khát được làm nhiều việc có ý nghĩa hơn là than trách số phận.
Ước mơ trở thành họa sĩ chuyên nghiệp
Nhận ra niềm yêu thích vẽ của mình từ năm 11 tuổi, chị Hoa tập vẽ bằng chân. Khi chạm vào cọ vẽ, phác họa các nét, rồi thấy bức tranh thành hình, chị thấy như mình chuyển tải được một tình yêu, niềm hạnh phúc. Vẽ tranh nhiều khiến chị bị đau cột sống, chuột rút nhưng với chị không hề cảm thấy khó nhọc, tốn thời gian mà xem đó là nguồn sống và tình yêu mỗi ngày của mình.
Chị Hoa kể, em gái Nguyễn Thị Phượng (22 tuổi) là người dạy chữ, dạy chị sử dụng điện thoại và hỗ trợ chị tắm rửa, sinh hoạt. Nhờ việc giao tiếp bằng chữ viết qua mạng xã hội, chị kết bạn, nhắn tin làm quen với nhiều người. Chị Hoa như được kết nối với thế giới rộng lớn bên ngoài và cuộc sống ngày càng thú vị hơn.
"Tôi cũng xem YouTube, xem các video dạy vẽ rồi học theo, từ cách pha màu, bố cục vẽ… Ngày ngày tích lũy kiến thức nên tôi thấy mình vẽ tốt hơn, nét cũng chuẩn hơn trước", chị nói.
Chị không nhớ rõ 20 năm qua vẽ bao nhiêu bức tranh, nhưng thường 3 - 4 ngày chị sẽ hoàn thành và đa số tranh sau khi vẽ xong, chị tặng cho bạn bè, hàng xóm. Chị Hoa nói mình cũng kiếm tiền được qua việc bán tranh. "Bức đầu tiên tôi bán là 70.000 đồng, sau khi đăng lên mạng xã hội. Lần đầu có người hỏi mua tranh, tôi vui lắm. Mọi người cũng khen nhiều. Đó là động lực để tôi tiếp tục vẽ. Tôi ước mơ trở thành họa sĩ chuyên nghiệp", chị chia sẻ.
Bà Nguyễn Thụy Khánh, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ P.Bình Chiểu, cho hay chính quyền địa phương và hội phụ nữ của phường thường xuyên hỗ trợ chị Hoa từ việc kết nối mua tranh, đồng thời giúp mua cọ vẽ, màu..., qua đó giúp chị có thêm khoản tiền chi sinh hoạt, phụ giúp gia đình.
"Tranh của Hoa vẽ rất đẹp, đường nét chi tiết rất tỉ mỉ và có hồn. Khi địa phương tổ chức hội chợ, thường tạo điều kiện để Hoa trưng bày các sản phẩm của mình, nhờ đó sản phẩm của Hoa được biết rộng rãi hơn", bà Khánh cho biết.